BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam Từ cái nhìn mở rộng

Đăng bởi Admin | 11/07/2017 | 0 bình luận

 

 

 

Văn Hóa Truyền Thống Việt Nam Từ cái nhìn mở rộng

 

 

Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có những nét văn hóa truyền thống riêng, cùng với sự phát triển và hội nhập, đối với mỗi dân tộc cần giữ những nét đẹp văn hóa nào cho phù hợp, và giữ vững cũng như phát triển lên những tầm cao mới?

Mọi thứ đều có thể thay đổi nhưng với Việt Nam những nét sau có lẽ sẽ là những nét đặc trưng lớn và là biểu tượng của Việt Nam, chúng ta lên giữ gìn, phát huy cũng như nhìn vào để biết là cần giữ lại những gì và phát triển đẹp lên, và có thể thay đổi những gì :

 

Thứ nhất là vị trí địa lý, con người tiếng nói, các điều kiện tự nhiên...

Hãy làm đẹp , làm nổi bật, giữ gìn các điều kiện địa lý tự nhiên mà ông cha và thiên nhiên ban tặng bằng trí tuệ Việt .Hãy làm trong sáng và làm nổi bật tiếng nói việt qua những âm điệu âm nhạc, qua các tác phẩm để đời mang nhiều thông điệp hữu ích cho thế giới,...

 

 Thứ 2 là một số nét văn hóa truyền thống đặc trưng các dân tộc còn phù hợp và phát huy và truyền tải nhiều giá trị văn hóa, đời sống,...: Ngày tết, ngày kỷ niệm, trong đó có cái nhìn và các hoạt động sinh hoạt mang tính văn mình, phù hợp và thực tiễn hơn.- hãy kỷ niệm các ngày lễ tết trang trọng, trân trọng, và...thận trọng ( an toàn) trong sự văn minh và nhận thức rõ những giá trị, những thông điệp..

 Chúng ta cũng có một kho tàng văn hóa như các câu chuyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ,... xong cần được chấn chỉnh và hiểu đúng ngĩa, ngữ cảnh, hoặc hiểu rộng, sâu và mới hơn, có ý nghĩa thực tiễn hơn, để đưa vào ứng dụng thực tế.

 

Thứ 3 là khả năng, trí tuệ , nhân cách và phong cách của người Việt Nam thể hiện qua sự thành công về mọi mặt mà vẫn giữ gìn được nét đẹp văn hóa truyền thống Việt như : cư xử lịch sự, hòa nhã, biết lắng nghe, chia sẻ, kiên trì, kiên nhẫn, siêng năng,có  Nét đẹp hài hòa, dịu dàng của người con gái và nét đẹp bản lĩnh, tác phong rắn rỏi của người con trai.Mỗi người hãy là các đại sứ thân thiện cũng như thể hiện trí tuệ Việt với bạn bè thế giới. Thể hiện nhân cách và sự dễ mến, đáng tin cậy.Vẻ đẹp quyến rũ đi liền với sự thông minh, nét dịu dàng và trân trọng, phát huy những giá trị truyền thống còn khả dĩ và phát huy trên nền tảng mới.Không hẳn cải tiến và cách tân áo dài là một hướng mà là sự đa dạng trong màu sắc, trong chất liệu, trong việc truyền thông và các sự kiện là một cái vẫn giữ được nét truyền thống trong hiện đại, nếu như cách tân áo dài thành áo sườn xám, hay lai tạo, phá cách thì dễ mà kiểu vẫn cũ ( đúng truyền thống) nhưng tìm nhiều cái nhìn và thể hiện trên các mặt khác mới thì có thể hay hơn và đúng hơn trong việc giữ gìn truyền thống.

 

Thứ 4 , Có truyền thống sinh hoạt cộng đồng tương thân, tương ái, tự tôn dân tộc mà tôn trọng bạn bè. Có truyền thống sinh hoạt gia đình, dòng họ xong sẽ xây dựng các bộ quy tắc ứng xử phù hợp, các hoạt động thiết thực hơn.

 

 

Thứ 5 ,Có các làng nghề truyền thống và các sản phẩm truyền thống được phát huy cũng như phát triển bền vững

 

Thứ 6. Có tín ngưỡng vào chính trí tuệ và khả năng của chính mình được soi rọi từ những giá trị văn hóa, truyền thống được nhìn trên tầm cao mới cũng như khả năng mở rộng tầm nhìn từ chính mỗi người.

 

Sự thực khi tầm nhìn đã mở rộng và thấy rõ các bản chất vấn đề cũng như tự ý thức những sự "khác biệt có nghĩa" thì chúng ta sẽ biết cách gìn giữ văn hóa truyền thống mà vẫn có sự thay đổi cho phù hợp hiện đại. Và thực sự thì còn nhiều hơn nữa những nét văn hóa truyền thống tạm thời kể trên mà được xây dựng, được hiểu và phát huy trên tầm nhận thức mới : tầm nhận thức tự do với những khô cứng và dập khuôn cũng như sự không hiệu quả cả ngàn năm mà vẫn áp dụng. Tầm nhận thức của trí tuệ, nhận thức mới, sâu sắc, trong sáng.

Tầm nhận thức về một tầm nhìn xa, rộng, ở đó chúng ta vẫn tồn tại như một vẻ đẹp của tạo hóa mà vẫn dịu dạng, nhẹ nhàng tỏa hương thơm khác biệt, quyến rũ. 

 

Vậy chúng ta phải bắt đầu từ đâu?Nếu không phải là sự thay đổi từ cái đầu và phát huy sự quả cảm từ lòng yêu thương nơi trái tim mỗi người Việt?

 Hãy buông bỏ sự cố chấp. buông xuống những cái tôi hữu hạn, mở rộng tầm nhìn và phát nguyện yêu thương để gắn kết và phát huy các giá trị,  trí tuệ Việt.

Tại sao chúng ta có Trần Hưng Đạo mà đi thờ Quan Công chỉ vì nước bạn PR tốt hơn? Tại sao chúng Ta có Trần Nhân Tông xứng đáng là một hình ảnh thể hiện ở đó sự sáng suốt, tinh thần yêu nước sâu sắc, tính nhân văn, tài hoa và giác ngộ chân lý, ứng dụng chân lý thiện xảo, chân thực và hữu dụng vào đời sống nhân dân mà không thờ nhiều bằng mấy vị mà khi nhìn vào là chúng ta mang tư tưởn "cầu xin", "xin cho" lố bịch cả nghìn năm nay mà đời sống mình không khá lên ? Tại sao không nhìn vào những bậc như Trần Nhân Tông mà noi gương , không PR cho tốt với bạn bè?  (  rất ít đền, chùa thờ Ngài Trần Nhân Tông mà còn đi thờ những hình tượng mang tính huyễn hoặc hay "cầu cạnh" mơ hồ khác . Nếu không cho vào chùa hay đền thờ tốn kém mà dễ mang tính dị đoan thì có thể làm bảo tàng, tượng đài mỗi tỉnh một tượng đài nho nhỏ  để người dân tưởng niệm và học tập theo tấm gương về hạnh sống, hành trạng sống của ngài)

Thờ những bậc giác ngộ không có nghĩa là cầu xin ở nơi họ lợi lộc, mà lợi lộc đến chính từ việc chúng ta học  và thực hành theo tấm gương của các ngài về lẽ sống, cách cư xử, chứ không hẳn ở Kinh điển . Hãy xem, Nếu đức thích ca chẳng hạn mà không sống giản dị, có tình yêu thương thông cảm, có ý chí quyết tâm,... thì liệu một người khác có viết ra được những dòng cao siêu như kinh điển mà chúng ta đang vùi đầu há có được tôn trọng và có giá trị?  Chúng ta thờ Đức thích ca không có nghĩa là chúng ta đem ngài vào chùa mà lạy, không có bậc giác ngộ nào muốn vậy.Nếu một bậc giác ngộ có phát sinh mong muốn từ tình thương của ngài thì ngài cần chúng ta trong sáng,có tình yêu thương, thông minh, siêng năng làm việc, tôn trọng người như tôn trọng chính họ cũng là một con người bình thường,..Chúng ta xây dựng và nhìn nhận các giá trị một cách Minh Triết chứ không có nghĩa chúng ta san bằng và xóa bỏ những giá trị hay tồn tại về hình thức.Chúng ta có thể có những nhà tưởng niệm, kỷ niệm dòng họ, có các ban liên lạc, các quỹ hỗ trợ dòng họ, có tổ chức rõ ràng và chi tiết kinh tế. Thậm chí có dấu và mã số thuế.Tôi còn nhớ một lần về hải phòng và thăm một anh bạn Trưởng tộc một dòng họ có cả nghìn xuất đinh, nhà thờ họ xây to, tiền cúng, quyên góp kinh khủng,... cốt để thể hiện thanh thế hay thỏa mãn sự hãnh tiến,... mà thực sự thì chẳng có ích chi cho đời sống mỗi người ngay cả những người " công đức" to nhẩt,sự phát triển của một dòng họ hay một dân tộc là việc nêu bật và phát huy các giá trị truyền thống trong tính minh triết,Nâng tầm sự phát triển sâu thẳm về chất lượng sống, phát huy  và khẳng định thành công mọi mặt một cách thực sự trên những bình diện ngày càng lớn. Tự hào thực sự trên những nền tảng và cái nhìn giá trị như thế chứ không phải sự thể hiện vô minh. Rồi các làng nghề được hỗ trợ và phát huy, quy củ và nghiên cứu chuẩn hóa hay đa dạng và phát triển về sản phẩm, chất lượng. Đi sau vào việc cung ứng các chuỗi sản phẩm truyền thống giá phù hợp mà vẫn tinh tế, đẹp, độc đáoTôi từng biết những món hàng đồ chơi truyền thống của Nhật Bản rất đắt tiền, kỳ công, chính xác đó cũng là nét đặc trưng văn hóa con người Nhật.vậy chúng ta sẽ dựa trên nền tảng về sự đa dạng, sự đơn giản mà vẫn tinh tế, chất liệu gần gũi, giản dị, giá phù hợp và có chức năng sử dụng cao,... đây có lẽ đã là hiển nhiên đồ của Việt Nam, phần còn lại là chờ đợi các cái đầu Minh Triết của chúng ta làm việc và thay đổi...

 

 Hãy mở rộng tầm nhìn, Nếu chúng ta sau này có lên một hành tinh khác thì cái gì là còn lại? Nếu mọi thứ như những thứ kể trên dẫu rất khó thay đổi về hình thức nhưng vẫn có thể thay đổi ở những ranh giới phẳng?  vậy chúng ta giữ gìn, có gì để khẳng định giá trị tồn tại, giá trị sống, Khẳng định nét riêng Việt Nam?

Mọi thứ đều qua đi há không phải là còn lại đó là trí tuệ và tình thương? Và trí tuệ và tình thương ấy chỉ cần gắn với Những hữu hình về một sự tồn tại Việt là đủ để khẳng định Giá trị Việt trong vô cùng và bất kỳ hoàn cảnh, thời đại nào....Đó là tầm nhìn đến vô cùng,còn hiện tại ít nhất những nét văn hóa truyền thống mà chúng ta có thể liệt kế tiếp ở trên cũng hãy được phát huy và giữ gìn, nâng cao từ chính  Trí Tuệ và Trái tim Việt Trong  ánh sáng Minh triết.

 

*******

Phụ lục :Tôi ước mơ mỗi gia đình dù nghèo hay giàu đều có một phòng hay một chốn để có thể tĩnh tâm, thực hành và có phương pháp làm chủ suy nghĩ cảm xúc đơn giản,  Không có ngay cả là tôn giáo, hay tại đó một phương pháp thực hành tâm linh sẽ chính thức được nhận thức hay sử dụng để khai mở chính khả năng vô tận mơi chính mỗi người về trí tuệ và lòng yêu thương. họ tự tin vào chính mình vì luôn biết cách thức giải quyết, tìm về nơi hạnh phúc sẵn có. Và mọi thành tựu bên ngoài khi đó chỉ là sự tô điểm và nâng tầm cho cả những thế hệ của loài người trên con đường nhận thức giá trị tồn tại và thưởng thức một cách hoàn hảo, mãn nguyện suốt trong quá trình đủ điều kiện tồn tại.|

 

Tôi ước mơ Người Việt Nam sẽ được bạn bè nhìn với ánh mắt trìu mến trân trọng, tin cậy về sự yêu thương và trí tuệ. Sự cống hiến và sự bao dùng! chứ không phải là sự khẳng định về " công nghiệp hóa tương đối, cơ bản hiện đại",...mặc dù nếu chúng ta xây dựng được một nền tảng ý thức hệ và cái nhìn Minh Triết như thế chúng ta có thể khẳng định chắc chắn thành tựu bên ngoài sẽ hiện diện đáng tự hào hơn như thế.

 Tôi ước mơ con người sẽ nhìn nhận rõ được giá trị sống của mình là ở mở rộng trí tuệ và tầm nhìn trên nền tảng của một sự nhận biết trân trọng giá trị sống cao nhất là để lại và thưởng thức những giọt yêu thương!.....

Bút Tâm3:07 Am18/10/2011

Bởi Bút Tâm vào 18 tháng 10 2011 lúc 4:08 ·

 

Gặp gỡ giáo sư  Ivo Vasiliev tại hà nội

 

Samu.vn

zalo