BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Những điều cấm kỵ khi dùng đũa

Đăng bởi Admin | 11/07/2017 | 0 bình luận


Cùng Samu điểm một số hành động cấm kỵ hoặc không nên khi dùng đũa bạn nhé!

 


Ngậm đũa vào miệng để rảnh tay làm việc khác. Đây là một hành vi rất xấu trong bữa ăn.

Trong trường hợp này, đôi đũa không dùng đến cần phải được gác ngay ngắn trên hashioki, rồi dùng hai tay để cầm chén.

Cách cầm chén cũng có những nguyên tắc cụ thể.
 

 


Dùng đũa nhét đầy thức ăn vào miệng. Đây là một hành động rất khó coi trong bữa ăn,

chứng tỏ con người thiếu lịch sự và ham ăn uống.

 

Dùng đũa xé thức ăn khi đang cắn trong miệng.
 
 


Liếm đầu đũa. Người Nhật cho vệ sinh là điều rất quan trọng trong cuộc sống,

do đó những hành động không vệ sinh như thế này là rất khó chấp nhận.

 


Cắn đầu đũa.
 


Dùng đũa để xỉa răng
 


 Chắp 2 đầu đũa lại và dùng như muỗng, múc thức ăn từ 1 bên.

 


Dùng đũa kéo các chén (dĩa) thức ăn ở phía xa về phía mình, hoặc đẩy dĩa thức ăn ra xa.

Không chỉ là hành động khó coi, việc làm này còn có thể làm xước, hư hỏng chén dĩa và bàn ăn.

Cách làm đúng trong trường hợp này là dùng tay nhấc hẳn dĩa thức ăn lên rồi di chuyển đến nơi khác .

 


Trong trường hợp có đũa riêng để lấy thức ăn, phải dùng đôi đũa đó khi gắp thức ăn cho người khác.

Không được dùng đôi đũa riêng của mình để gắp thức ăn cho người khác.

 
 


Dùng đũa đảo, xới trong Đĩa thức ăn để chọn miếng ăn. Đây là một hành động rất gây khó chịu.

 


Dùng đũa khua khoắng trong chén canh để tìm thức ăn.

 


 Đưa đũa qua lại phía trên các dĩa thức ăn, phân vân không xác định rõ muốn ăn món nào.

 
 


Đã chạm đũa vào thức ăn nhưng lại không ăn miếng thức ăn đó mà lại ăn món khác.

 


 Đã lấy thức ăn nhưng lại không ăn mà đưa đũa lại chén của mình.

 
 
 


Dùng đầu đũa cắm xuyên qua miếng thức ăn, chọc đũa vào thức ăn để ăn,

xé thức ăn hay lấy thức ăn vào chén mình cũng giống như thử xem món ăn đã nấu chín chưa, có ý xúc phạm đến người đã nấu món ăn.
 

 


Dùng đũa chỉ trỏ vào người khác:

. Khi nói chuyện mà hăng hái quá mức, lấy đũa chỉ chỉ vào người khác là hành động rất khó coi,

thể hiện là con người không biết hành xử, hơn nữa còn thể hiện sự coi thường người khác.

 


Dùng đũa gãi đầu
 


Trong bữa ăn mà làm rớt đũa xuống sàn.
 


 Rửa ( nhúng và khuấy ) đũa trong chén canh.
 


Gắp rơi thức ăn : khi gắp thức ăn mà để nước từ thức ăn rớt ra ngoài.

Hành vi này thể hiện sự vụng về và mất vệ sinh, gây ấn tượng xấu cho những người cùng ngồi ăn.

 
 


Vung vẩy đũa để thức ăn rơi rớt lung tung.
 
 
 


 Dùng đũa chiếc này chiếc kia, 2 chiếc đũa không cùng loại mà dùng thành 1 đôi.

 


 Nắm đũa, cầm đũa không đúng cách. Đây là cách cầm đũa của người mới tập. Nắm đũa giữa bữa ăn có ý nghĩa công kích.

 

 Hai tay cầm đũa chắp lại như đang cầu nguyện

 

 Cầm chén và đũa bằng cùng một tay: 

Hành vi này cũng như cầm chén cơm mà để cho ngón tay chạm vào thức ăn bên trong, hay cầm chén cơm bằng cách ụp cả bàn tay lên phía trên chén cơm, đều là những hình ảnh rất xấu.

 


vừa cầm đũa vừa cầm chén đưa ra lấy thêm cơm.

 


Dùng đũa gõ lên miệng chén hay lên bàn, hay là dùng tiếng gõ chén gõ bàn đó để gọi người khác.

Không chỉ có ý nghĩa coi thường người khác và thể hiện sự thiếu ý thức trong bữa ăn.

 
 

 

Bên cạnh đó còn một vài hình ảnh về đôi đũa gợi liên tưởng đến những điều có ý nghĩa không may nên cũng phải tránh:
 

Cắm đôi đũa thẳng đứng trên chén cơm.
Đây là hình ảnh chỉ có trên bàn cơm cúng vong linh người chết theo nghi thức Phật giáo.
Do đó hình ảnh này không được phép xuất hiện trong bữa ăn.
 

Dùng đũa chuyền thức ăn từ đôi đũa này sang đôi đũa khác.
Hoặc một hình ảnh tương tự là  2 người cùng gắp 1 miếng thức ăn trong dĩa là một hình ảnh không đẹp mắt.

 

© Samu.vn

zalo